Truyền thuyết và ý nghĩa hoa xương rồng


Người ta nhắc đến xương rồng là nghĩ đến 2 chữ "sức mạnh".Thật sự đối với 1 loài cây sống vùng hoang mạc khô hanh thì khả năng chịu đựng thật sự là đáng nể phục.Thế nhưng it người biết rằng loại hoa ấy còn mang ý nghĩa khác ý nghĩa của tình yêu.Nếu ai đọc đến đây rồi mà lại không muốn đọc tiếp thì mong các bạn hãy chờ đợi 1 chút.Vì cây xương rồng mà tôi nhắc đến rất it người biết,nó đi vào trang sách, vào 1 tác phẩm văn học của nhà văn Nga từ những thế kỉ trước.
Câu chuyện bắt đầu là hình ảnh cây xương rồng cằn cỗi ở 1 làng quê hẻo lánh và âm u.Nơi ấy chỉ có con người tất bật với cuộc sống đầy khó khăn với những nỗi lo.Nơi ấy có 1 chàng trai thầm yêu 1 cô gái.Và nơi ấy có tiếng nói tình yêu đọng lại trên những cánh hoa xương rồng.
Chàng trai yêu cô gái say đắm,và có lẽ cô gái cũng vậy.Nhưng điều đáng buồn là cả 2 người đều không dám thổ lộ.Đến 1 ngày khi họ ngồi tâm sự với nhau,chàng trai đã dũng cảm thổ lộ trong nỗi lo,và chờ đợi
Nhưng ngày này qua ngày khác chàng trai chỉ nhận được từ cô gái 1 chậu cây xương rồng .Thật lạ!Theo thời gian tình yêu ấy nhạt phai,chàng trai thì thật vọng còn cô gái thì hi vọng chàng trai hiểu mình.
Nhưng đến 1 ngày,cô gái đi lấy chồng.Chàng trai cang đau khổ hơn nữa.Lúc ấy chàng vẫn không hiểu tại sao cô gái lại tặng mình chậu cây ấy.Chàng muốn tìm câu trả lời.Chàng cùng chậu cây tìm đến nhà cô gái.Chỉ còn anh trai cô gái ở nhà bên những chậu xương rồng nở hoa.Người anh trai ấy là bạn của chàng trai.Và chàng trai đã nhận được câu trả lời.1 câu trả lời đầy bất ngờ và khó khăn.Mà có lẽ sẽ không xảy ra chuyện ấy.Tất cả là tại chàng chính chàng mà thôi.Chàng đã nói dối cô gái là chàng học tiếng Tây Ban Nha.
Và theo tiếng TÂY BAN NHA cây xương rồng có nghĩa là:Hãy đến và mang em đi!.


Kết thúc câu chuyện là hình ảnh chàng trai bên chậu cây xương rồng đang tàn úa.Chàng khóc.Có lẽ xa xa cô gái cũng đang khóc,khóc vì tại sao chàng không hiểu mình,phải chăng chàng đã thay đổi
Qua câu chuyện tác giả muốn nhắn gửi những người đang yêu hãy dũng cảm vào trong tình yêu của mình,hãy chân thật vào tình yêu ấy.Như vậy bạn đã tìm được tình yêu thật sự cuả chính mình.

Truyền thuyết Hoa Xương Rồng
 
.Ngày xửa ngày xưa,cách đây lâu lắm rồi,khi ấy còn chưa có loài người,trái đất còn hoang vu lắm,thấy vậy Ngọc Hoàng bèn lấy một nắm đât nhỏ vào đó một giọt nước thần để tạo ra một chàng trai.Ngọc Hoàng dạy người đó biết săn bắn,biết làm nhà rồi đưa chang trai xuống trần gian.Thế nhưng chàng trai chỉ biết có săn bắn mà không hề biết gì về trồng trọt nên không thể phủ màu xanh lên trái đất.Thấy vậy Ngọc Hoàng bèn sai một tiên nữ chuyên trông coi việc đồng áng-vốn là con gái của thàn mưa và thần gió-xuống trần để giúp đỡ chàng trai.Nhưng không ngờ khi xuồng trần họ lại mải mê yêu nhau nên làm Ngọc Hoàng vô cùng tức giận.Người bắt Tiên nữ kia về trời,nhưng nàng nhất quyết không rời chàng trai.Tức giận quá,Ngọc Hoàng liền vung tay,biến chang trai thành trăm nghìn hạt nhỏ,mà ngày nay nguời ta gọi là Cát.Còn cô gái cứ ôm lấy chàng trai mà nay chỉ còn là những hạt cát nhỏ mà khóc lóc,dù cho Mẹ nàng là thần Mưa hết lòng khuyên giải,mặc cho Cha nàng là thần Gió hết sức tức giận.

Nàng cứ ở đó khóc mãi khóc mãi cho đến một ngày toàn thân biến thành một thứ cây toàn thân là gai góc,như để chống cự không muốn bị bắt về trời,còn rễ thì ăn sâu vào trong lòng cát nóng bỏng như cánh tay cô gái ôm chặt lấy chàng trai không muốn rời,và nếu như vô tình bạn chạm vào thân cây sẽ thấy một dòng nhựa trắng chảy ra,như dòng nước mắt chất chứa cả ngàn năm của cô gái.Và loài cây đó được gọi là Xương Rồng.

Thần Mưa do quá buồn bã mà từ cô con gái,thế nên ở sa mạc nóng bỏng ,nơi chỉ có Cát va Xương Rồng cả năm chẳng hề có một giọt mưa.Còn thần Gió dù đã ngàn năm trôi qua nhưng vẫn còn tức giận,vẫn còn muốn cướp lại con gái của mình nên thỉnh thoảng lại tạo nên những cơn bão khổng lồ cuốn tung những hạt cát nhỏ bé,thế nhưng vẫn chẳng thể nào chia rẽ được tình yêu của họ bởi vì...tình yêu thực sự sẽ chiến thắng tất cả.

Tình yêu đẹp với thành công lớn luôn gắn rất nhiều với những thử thách khó khăn.

Hoa trong ẩm thực Việt

Khi đời sống con người ngày một nâng cao, các giá trị tinh thần của cuộc sống càng được chú trọng và quan tâm. Người Việt tinh tế hơn trong cách lựa chọn và chế biến các món ăn, khám phá ra những nét ẩm thực mới lạ… Có lẽ, hoa đã đi vào ẩm thực Việt như thế!

[​IMG]


Từ bao đời nay, hoa đã là một phần của cuộc sống con người, tô điểm cho các không gian thêm màu sắc, vẽ nên các bức tranh sinh động và là niềm cảm xúc của biết bao thi sĩ…không vì thế mà người xưa đã có câu:
“Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh thiên lý, nấu chè hạt sen”

Hoa đi vào đời sống con người từ những tình cảm chân thật nhất, đặc biệt hoa mang vào đời sống ẩm thực Việt những món ăn quen thuộc, gần gũi mà không kém phần hấp dẫn.

Không phải loài hoa nào cũng có thể chế biến thành các món ăn, nhưng khi nhắc đến các món ăn về hoa người ta có thề kể ra rất nhiều loại như: Bông So Đũa nấu chua, hoa Thiên Lý xào thịt bò, hoa Chuối bóp gỏi…Các loại hoa được dùng chế biến phải còn tươi ngon, hái từ lúc sáng sớm khi sương vẫn còn đọng lại trên từng búp hoa, khi mang về rất dễ chế biến. Hoa thường được dùng làm nguyên liệu cho các món canh, xào…chứa rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe.




Lang thang vị Việt cùng hoa…

Sau hoa thiên lí, loại hoa thường xuất hiện trong bữa cơm của người Việt đó là canh bông Hẹ. Bông Hẹ rửa sạch rồi nấu với đậu phụ non ăn rất mát, món ăn này thường được sử dụng vào các ngày hè nóng bức có tác dụng giải nhiệt rất tốt cho cơ thể. Bông hẹ còn được dùng để nấu với đuôi heo, vị ngọt thơm của hẹ, cảm giác giòn giòn của đuôi heo khi thưởng thức vô cùng thích thú. Còn gì bằng khi trời hè ngột ngạt được ngồi trước mâm cơm có tô canh bông hẹ bắt mắt, thơm phức, đậm đà hương vị Việt.




Sẽ là thiếu sót rất nhiều khi chế biến món ăn mà không kể đến loại hoa có một cái tên rất lạ- hoa kim châm. Hoa kim châm còn gọi là hoa hiên, hoa mang trên mình màu vàng ươm trông rất đẹp, có dịp thưởng thức hoa kim châm xào với thịt bò mới thấy sức hấp dẫn của loại hoa này. Thịt bò đã được ướp kĩ với các loại gia vị, hoa kim châm trộn chung với một ít hành tây đã được chế biến kĩ càng sẽ dậy lên hương vị thật tuyệt khi thưởng thức. Hoa kim châm ngoài việc cho ta một món ăn ngon còn chứa trong đó một lượng vitaminA, vitamin C dồi dào, trị các chứng đau răng, đau khớp, mất ngủ…
 

                          

Với các công dụng tuyệt vời của nó, từ xưa đến nay, người ta biết đến Atiso gắn liền với tên của một loại trà nổi tiếng có tác dụng như một vị thuốc quý. Hơn thế, người ta còn biết đến loại hoa này qua các món ăn độc đáo và lạ miệng. Atiso được dùng trong các món súp, salad, thú vị nhất là Atiso được rán giòn với một ít thịt xay, giò sống, trứng gà…chế biến rất công phu, món này được dùng nóng với muối tiêu chanh hay tương ớt sẽ để lại một cảm giác khó quên khi thưởng thức.





Điểm qua một số món ăn để thấy rằng, hoa gắn bó với con người từ những điều “hằng ngày” nhất mà ai cũng có thể cảm nhận được. Dù mang màu sắc rực rỡ hay dịu nhẹ, nồng nàn thì các loại hoa đều chứa đựng những điều bí ẩn làm cho con người tò mò khám phá. Có các loại hoa không dùng trực tiếp vào trong món ăn nhưng lại tôn thêm sự hấp dẫn và duyên dáng cho món ăn đó.Tiêu biểu với các món lẩu, đi kèm với lẩu, ngoài các loại rau, củ, người ta không quên bỏ vào đó một ít bông bí, hoa mướp hay thiên lý…sẽ tạo nên màu sắc tươi mới cho món ăn.

Đậm đà bản sắc vùng miền!

Người miền Tây có khi nào quên được “hoa lục bình tím cả bờ sông”, nỗi nhớ quê man mác từ trong câu hát thắm đượm nghĩa tình “về phương Nam ngắm sông ngậm ngùi, thương những đời như lục bình trôi”. Da diết trong nỗi nhớ đó là cái vị mặn “ngọt ngào” của bông lục bình chấm với mắm kho- một món ăn quá đỗi bình dân nhưng mang màu sắc của quê hương với tình làng, nghĩa xóm. Bông lục bình tím buồn, lênh đênh trên những dòng sông nặng trĩu phù sa là thế mà ngấm vào tâm thức của người dân Nam bộ thật sâu nặng.

Trái với những khóm lục bình hững hờ và lặng lẽ thì đâu đó bên bờ các nhánh sông của vùng đồng bằng Cửu Long lại ngập một màu vàng rực rỡ của bông Điên Điển, mang sức sống của vùng sông nước mênh mông. Quên sao được những mùa nước nổi, vừa đi lội đồng tắm sông, vừa đi ngắt bông điên điển về cho mẹ nấu bữa canh chua cá rô đồng. Vị quê hương như thấm vào từng thớ thịt như thôi thúc, như gọi mời.



Miền Nam gắn bó với những câu hò điệu lý, với những món ăn bình dân giản dị, gần gũi hệt như tính cách cởi mở và phóng khoáng của con người nơi đây thì đất Bắc lại dịu dàng với những hương vị sâu lắng, nồng nàn. Nhớ thuở còn hàn vi, người dân Bắc bộ phải lặn lội mò cua bắt ốc, lâu lắm có dịp đặc biệt cả nhà mới được thưởng thức bữa cơm gia đình có món riêu cua đồng ăn kèm với hoa chuối thì ai cũng phải tấm tắc. Cua khi bắt từ ruộng về, lột sạch vỏ rồi dã kĩ qua ba lần nước thì mới ngọt. Hoa chuối phải được thái sao cho nhuyễn sợi rồi trộn chung với rau muống là đã có một dĩa rau ăn kèm bắt mùi với nồi riêu cua bốc khói thơm ngào ngạt. Mỗi khi quay về nơi “chôn rau cắt rốn” không khỏi bồi hồi khi được thưởng thức lại hương vị ngày xưa. Món xưa đã được chế biến thành món bún riêu cua độc đáo, bắt mắt. Có cảm giác ngon hơn nhưng sẽ thật hụt hẫng khi không thấy dĩa hoa chuối thái nhuyễn để bên cạnh.

Với người dân Thaí xứ Tây Bắc thì Hoa Ban lại là một món ăn truyền thống một “món rau” rất quý. Hoa Ban có hai loại, màu trắng và màu đỏ, những cánh hoa nhỏ nhắn xinh xắn như tô vẽ thêm cho nét đẹp của vùng cao này. Hoa Ban dùng đề thổi xôi, làm nộm hay nấu canh đều ngon và mát, đặc biệt trong mâm cỗ đầu năm, người thái không quên để lên một ít hoa Ban làm dáng cho mâm cỗ thêm phần đẹp mắt và thể hiện lòng kính nhớ tổ tiên. Từ những năm chống Pháp cái tên hoa Ban đã được nhắc đến như một biểu tượng không thể thiếu giữa tình cảm của quân và dân nơi đây.



Nét đẹp của hoa…

Hoa có sức hấp dẫn không chỉ vì màu sắc rực rỡ đã được tạo hóa khoác lên mà ẩn sâu trong đó là những lợi ích lớn lao mà con người được ban tặng từ những loài hoa quý.

Thật là bất ngờ khi nghe ai đó nhắc đến món cháo hoa hồng hay hoa mẫu đơn hầm với thịt lợn… Có quá nhiều món ăn từ hoa mà đôi khi người viết cũng cảm thấy hoài nghi vì chưa từng nếm qua nhưng tất cả lại cho chúng ta thấy hoa là cả một thế giới trong ẩm thực Việt. Đi dọc mảnh đất hình chữ S, chắc chắn ta sẽ còn khám phá ra thật nhiều điều thú vị về các món ăn được sáng tạo từ hoa, hoa mang đến vẻ đẹp của con người Việt, thể hiện những tinh hoa văn hóa độc đáo và cuốn hút trong ẩm thực Việt Nam. Mỗi món ăn thể hiện được cái thâm thúy, đặc trưng của một vùng miền và thật đẹp biết bao khi có những bông hoa tươi thắm lẫn vào hình ảnh của nét đặc trưng ấy.

Ý nghĩa của hoa linh lan

Những đóa hoa nhỏ trắng, xinh xắn dễ thương và đẹp ngọt ngào này mang ý nghĩa sự trở về của hạnh phúc (the return of happiness – hạnh phúc tìm lại). Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của hoa linh lan nhé




Hoa Linh lan hay hoa lan chuông (danh pháp khoa học: Convallaria majalis), là loài duy nhất trong chi Convallaria thuộc một họ thực vật có hoa là họ Ruscaceae. Nó có nguồn gốc trong khu vực ôn đới mát của Bắc bán cầu tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nó là một loài cây thân thảo sống lâu năm có khả năng tạo thành các cụm dày dặc nhờ loang rộng theo các rễ ngầm dưới mặt đất gọi là thân rễ. Các thân rễ này tạo ra rất nhiều chồi mỗi mùa xuân. Thân cây cao tới 15–30 cm, với hai lá dài 10–25 cm và cành hoa bao gồm 5-15 hoa trên đỉnh ngọn thân cây. Hoa có màu trắng (ít khi hồng), hình chuông, đường kính 5–10 mm, có mùi thơm ngọt; nở hoa về cuối mùa xuân. Quả của nó là loại quả mọng màu đỏ, nhỏ với đường kính 5–7 mm.



Nó là một loại cây cảnh trồng phổ biến trong vườn vì các hoa có mùi thơm của nó.

Lá và hoa linh lan chứa các glycozit như Convallimarin, Convallarin có tác dụng tim mạch và được sử dụng trong y học trong nhiều thế kỷ. Với các đơn thuốc quá liều nó có thể gây ngộ độc; các loài vật nuôi và trẻ em có thể bị thương tổn khi ăn phải linh lan.

Linh lan bị ấu trùng của một số loài thuộc bộ Lepidoptera phá hoại, như Antitype chi.



Hoa này trong tiếng Anh còn được gọi là Our Lady's tears (Nước mắt của Mẹ) do, theo một truyền thuyết, từ những giọt nước mắt của Eva rơi xuống, khi bị đuổi ra khỏi thiên đàng, đã trở thành hoa linh lan[1]. Một thuyết khác cho rằng linh lan xuất hiện từ những giọt nước mắt của Đức Mẹ đồng trinh Mary khi chúa Jessus bị đóng đinh câu rút[2]. Theo một truyền thuyết khác, hoa linh lan cũng đã xuất hiện từ máu của Thánh Leonard trong trận chiến của ông với con rồng. Các tên gọi khác trong tiếng Anh là May Lily (huệ tháng Năm), May Bells (hoa chuông tháng Năm), Lily Constancy (huệ chung thủy), Ladder-to-Heaven (thang tới thiên đường), Male Lily and Muguet v.v.



Theo truyền thống, hoa linh lan được bán tại Pháp trên các đường phố vào ngày 1 tháng 5. Kể từ năm 1982, hoa linh lan là quốc hoa của Phần Lan. Nó là loài hoa chính thức của các hội đoàn như Pi Kappa Alpha, Kappa Sigma và của liên đoàn các bà xơ Alpha Epsilon Phi tại Hoa Kỳ.

Tên gọi "lily of the valley" ("linh lan") cũng được sử dụng trong một số bản dịch ra tiếng Anh của Kinh Thánh phần Nhã ca 2:1, mặc dù từ trong tiếng Hêbrơ là "shoshana" nguyên thủy được dùng tại đó không chắc chắn có phải để chỉ loài hoa này hay không.



Hoa Linh Lan (hoa lan chuông) thuộc loài lưu niên thân thảo thường mọc ở thung lũng sâu, dưới bóng râm những cây sồi hay ven những bờ suối mát. Mỗi cây chỉ có một cặp nhánh mà mỗi nhánh mang những chiếc lá thuôn dài cùng với một chùm hoa nở rộ. Những đóa hoa nhỏ trắng, xinh xắn dễ thương và đẹp ngọt ngào này mang ý nghĩa sự trở về của hạnh phúc (the return of happiness - hạnh phúc tìm lại). Có một huyền thoại kể về tình yêu của bông hoa Linh Lan dành cho chú chim Sơn Ca đã không trở lại khu rừng xưa cho đến khi hoa Linh Lan nở vào tháng 5.



Linh lan còn dùng làm thuốc. Xa xưa, người ta tin rằng hoa lan chuông có thể làm tăng trí nhớ, hoàn lại giọng nói; bôi dung dịch hoa trên trán và sau cổ giúp thông minh. Mặc dù mang nhiều năng lực huyền thoại vậy, tất cả các bộ phận của cây hoa đều độc.Lá của chúng có thể tạo ra thuốc nhuộm màu xanh cỏ với nước vôi.



Linh Lan là một cây hoa lâu năm rất thơm, bông hoa hình chuông nhỏ, màu trắng hoặc màu hồng hiển thị trên một thân cây mỏng duy nhất như ẩn trong lá xanh . Đây là một trong số ít những cây lâu năm có thể phát triển trong bóng râm của cây lớn và cây bụi. Hoa Linh Lan đẹp và thơm trở lại mỗi năm vào cuối mùa xuân, hương thơm của Linh Lan thật là thanh khiết và khó quên, nở rộ từ tháng 5 và ra quả màu đỏ cam vào tháng 7.



Linh Lan là loài hoa luôn đứng trong top 5 loài hoa…phổ biến được sử dụng trong các đám cưới. Sắc màu tinh khiết và cảm nhận ngọt ngào của loài hoa Linh Lan mang lại thật phù hợp với không gian của đám cưới, dù cho bạn có là một người ít để ý đến hoa cỏ cũng sẽ cảm thấy bị hoa Linh Lan thu hút.



Người dân Nhật Bản, họ gọi những bông hoa Linh Lan là sự ngọt ngào của tháng Năm. Là loài hoa dành để báo hiệu sự khởi đầu cho một mùa hè rộn ràng xanh thắm đang gần kề, và có nguồn gốc từ Nhật bản, hoa linh lan – muguet được đem về trồng rộng rãi ở châu Âu từ thời Trung cổ – hoa có hình cái chuông nhỏ, tương trưng cho mùa xuân – và những người Celtes ( Ấn-Âu) coi đó là biểu tượng của hạnh phúc.

Một vài hình ảnh đẹp về hoa linh lan ( hoa lan chuông ) :



Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lan

1- THIẾT KẾ VƯỜNNếu trồng lan kinh doanh cần thiết kế khung giàn lan làm bằng sắt chắc chắn, đảm bảo bền, chống gió bão. Giàn che ánh sáng dùng lưới màu xám hay xanh đen. Giàn đặt chậu làm bằng sắt, giàn treo làm bằng tầm vông hay sắt ống nước. Xung quanh vườn cần dựng hàng rào chắn chắc chắn hay rào bằng lưới B40. Thiết kế hàng trồng theo hướng Bắc Nam để vuông góc với dường đi của ánh nắng. Các chậu lan cần chọn cùng cỡ kích thước, cùng giống, cùng độ tuổi, bố trí theo từng khu vực để dễ chăm sóc. Nước tưới phải sạch, có rãnh nước dưới dàn lan để tạo khí hậu mát cho vườn lan. Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần chú ý rằng tiểu khí hậu các nơi này thường bị khô nóng do ảnh hưởng của các kết cấu bê tông, mái tole… xung quanh. Cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thuỷ, nguyệt quế… để giảm bớt ảnh hưởng của các yếu tố này. Cần che bớt ánh sáng mặt trời, tránh ánh nắng chiếu toàn bộ, nhất là vào buổi chiều. 

2- CHỌN GIỐNG
Loài thích hợp cho trồng lan kinh doanh là DendrobiumPhalaenopsisOncidiumVandaCattleya… đây là những loài ra hoa khoẻ, đẹp và bền cây, cho thu hoạch liên tục. Nếu trồng lan để chơi, giải trí nên trồng Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp; đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa. Có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô hay tách mầm. Điều kiện môi trường nuôi cấy mô phong lan với nhiệt độ 22-27oC, cường độ ánh sáng thích hợp, pH từ 5-5,7. Khử trùng mô bằng Starner 20 WP cấy bằng Clorox hoặc Hipocloritcalci, bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng. Có thể tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2-3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.


3- CHUẨN BỊ GIÁ THỂ VÀ CHẬU
Có thể than gỗ, xơ dừa, vỏ lạc làm giá thể để trồng lan. Than gỗ nung cần chặt khúc, kích thước 1 x 2 x 3cm, than phải ngâm, rửa sạch, phơi khô. Xơ dừa xé cho tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tanin và mặn, phơi khô. Mụn dừa cũng cần rửa sạch phơi khô. Vỏ dừa chặt khúc 1 x 2 x 3 cm xử lý bằng nước vôi 5%. Chậu trồng bằng nhựa hay đất nung, kích cỡ tuỳ loại và độ tuổi.


4- KỸ THUẬT CHUYỂN CHẬU
Nếu dùng lan cấy mô thì khi lan mô đạt khoảng 4cm cần chuyển ra ngoài. Cây mô rửa sạch để trên miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con. Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây thun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6-7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn. Sau mỗi lần chuyển chậu khoảng 1 tuần mới được bón phân. Việc thay đổi chậu còn tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, hư mục rêu bám… Nếu trồng lan để chơi, lan lâu ngày ra hoa ít cần dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu mới, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại.


5- CHĂM SÓC LAN



Lan là cây trồng dễ chăm sóc nếu chúng ta đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất đối với lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.- Chiếu sáng:
Mật độ chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng, phát triển và ra hoa của lan. Thiếu nắng cây lan vươn cao nhưng nhỏ và ốm yếu, lá màu xanh tối, dễ bị sâu bệnh tấn công, cây ít nảy chồi, khó ra hoa, hoa nhỏ và ngắn màu sắc không tươi, hoa nhanh tàn. Thừa nắng lan thấp cây, lá vàng có vết nhăn và khô, mép lá có xu hướng cụp vào, dễ ra hoa sớm khi cây còn nhỏ nên hoa ngắn, nhỏ, cây kém phát triển. Nếu nắng gắt quá lá sẽ bị cháy, khô dần rồi chết. 


Lan có yêu cầu khác nhau về mức độ chiếu sáng tùy theo loài lan và tuổi cây. Lan Hồ điệp (Phalaenopsis) ít chịu nắng nhất, có thể chịu được 30% nắng, lan Cattleya chịu được 50% nắng, lan Dendrobium hay Vanda lá hẹp chịu được 70% nắng, trong khi lan Vanda lá dài và Bò cạp chịu được tới 100% nắng. Lan con từ 0-12 tháng đang trong giai đoạn tăng trưởng thân lá chỉ cần chiếu sáng 50%, lan nhỡ từ 12-18 tháng cần chiếu sáng tới 70% và thời điểm kích thích ra hoa có thể cho chiếu sáng nhiều hơn, thậm chí bỏ dàn che để chiếu sáng tự nhiên. Hướng chiếu sáng cũng rất quan trọng đối với lan. Lan đặt ở hướng Đông nhận ánh nắng buổi sáng sẽ tốt hơn nhiều so với lan đặt ở hướng Tây nhận ánh nắng buổi chiều. Chính vì vậy nếu trồng lan trên sân thượng hay ban công ở phía Tây lan kém phát triển và ít hoa. Khi trồng lan cần bố trí hàng theo hướng Bắc – Nam để cây nhận được ánh sáng phân bố đầy đủ nhất.

- Phân bón:
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với lan. Khi lan đầy đủ dinh dưỡng cây tươi tốt, ra nhiều hoa, hoa to đẹp, bền trong khi thiếu dinh dưỡng lan còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa. Lan cần 13 chất dinh dưỡng khoáng, thuộc các nhóm đa, trung và vi lượng: Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca). Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl). 


Thiếu đạm, cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển vàng theo qui luật lá già trước, lá non sau, rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cỗi, cây khó ra hoa.

Thừa đạm, thân lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã và sâu bệnh, đầu rễ chuyển xám đen, cây khó ra hoa.

Thiếu lân, cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, chuyển xanh đậm, rễ không trắng sáng mà chuyển màu xám đen, không ra hoa.

Thừa lân cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mất sức rất nhanh sau ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn đến thiếu Kẽm, Sắt và Mangan.

Thiếu kali, cây kém phát triển, lá già vàng dần từ hai mép lá và chóp lá sau lan dần vào trong, lá đôi khi bị xoắn lại, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh tấn công, cây chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu không sắc tươi và dễ bị dập nát.

Thừa kali, thân lá không mỡ màng, lá nhỏ. Thừa kali dễ dẫn đến thiếu magiê và can xi.

Thiếu lưu huỳnh, lá non chuyển vàng nhạt, cây còi cọc, kém phát triển, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, số hoa giảm.

Thiếu magiê, thân lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già trong khi hai bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, cây dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa.

Thiếu canxi, cây kém phát triển, rễ nhỏ và ngắn, thân mềm, lá nhỏ, cây yếu dễ bị đổ ngã và sâu bệnh tấn công.

Thiếu kẽm, xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng nhạt chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp và mọc sít nhau, các đốt mắt ngọn ngắn lại, cây thấp, rất khó ra hoa.

Thiếu đồng, xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu lá chuyển trắng, số hoa hình thành ít bị hạn chế, cây yếu dễ bị nấm tấn công.

Thiếu sắt, các lá non chuyển úa vàng sau trở nên trắng nhợt, cây còi cọc, ít hoa và dễ bị sâu bệnh tấn công.

Thiếu mangan, úa vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng bởi sự xuất hiện các đốm vàng và hoại tử, các đốm này xuất hiện từ cuống lá non sau lan ra cả lá, cây còi cọc, chậm phát triển.

Thiếu bo, lá dày, đôi khi bị cong lên và dòn, cây còi cọc, dễ bị chết khô đỉnh sinh trưởng, rễ còi cọc số nụ ít, hoa dễ bị bị rụng, không thơm và nhanh tàn.

Thiếu molypden, xuất hiện đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, nếu thiếu nặng, các đốm này lan rộng và khô, mép lá cũng khô dần, cây kém phát triển.

Thiếu clo, xuất hiện các vệt úa vàng trên các lá trưởng thành sau chuyển màu đồng thau, cây còi cọc, kém phát triển.

Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao, vì vậy bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn.


Phân bón thích hợp cho các thời kỳ này là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau:- Lan mới trồng 0-6 tháng hoặc lan mới ra chồi non sau cắt hoa: Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 (30-15-10) nồng độ 500 ppm (0,5 g/lít). Giai đoạn trước 3 tháng phun định kỳ 3 ngày/lần, từ 3-6 tháng định kỳ 7 ngày/lần.
- Lan mới trồng 6-12 tháng hay lan cũ có chồi mới đang phát triển mạnh: Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 (30-15-10) nồng độ 2.000 ppm (2g/lít), định kỳ 7 ngày/lần.
- Lan mới trồng 12-18 tháng hay lan cũ có chồi đã thành thục chuẩn bị ra hoa: Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 (10-30-20) nồng độ 3.000 ppm (3g/lít), định kỳ 7 ngày/lần. Giai đoạn này cần giảm nước tưới và bỏ bớt mật độ giàn che để năng mức độ chiếu sáng nhằm kích thích ra hoa.
- Khi vòi hoa xuất hiện: Phun phân bón lá Đầu Trâu 901 (15-20-25) nồng độ 2.000 ppm (2g/lít) nhằm thúc hoa nở to, đẹp, giữ hoa
lâu tàn.



- Tưới nước: Lan rất cần nước cho quá trình sinh trưởng phát triển. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết, nụ có thể trước khi nở hoa. Thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sít nhau. Quá nhiều nước rễ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh. Nước tưới cho lan không quá mặn, phèn và clor dưới ngưỡng cho phép, pH 5,6. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.

- Phòng trừ sâu bệnh: Lan là cây cũng dễ bị sâu bệnh, nhất là trong điều kiện chăm sóc kém, điều kiện môi trường không thuận lợi. Tùy theo từng loại sâu bệnh mà dùng các loại thuốc thích hợp. Liều lượng và nồng độ phun cần theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Nếu lan bị các loại sâu hại thân lá có thể dùng các thuốc chứa hoạt chất Fenitrothion, Trichlorfon như Ofatox 400EC, hoạt chất Cartap như Patox 95SP hay Captafon, Captan hoặc Actara 25WG. Lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm dùng Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Bitox 40EC hay Ofatox 400EC. Lan bị nấm, vi khuẩn hay virus gây nên tình trạng cháy lá từng đám, vết cháy lan tròn dần, bệnh thối rễ dùng Zinep, Starner 20 WP hay Benomyl.

6- THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN
Hoa cắt cánh ngâm trong dung dịch giúp hoa lâu héo khoảng 15 phút, sau đó bọc lại bằng giấy báo. 

[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

Muôn cách cắm hoa sen đẹp ngất ngây của chị em Việt


1. Chị 'Biển Mùa Thu'
1. Chị 'Biển Mùa Thu'
Bình hoa sen quỳ rực rỡ đầu mùa của chị được đăng tải trên hội cắm hoa nhận được khá nhiều lời khen cũng như tư vấn giữ hoa tươi lâu.
Những bông sen trắng ngần của độ sen năm ngoái nhà chị. Phía bên trong hoa sen, đằng sau lớp cánh dài là một lớp cánh mỏng nằm sát nhụy sen.
2. Chị 'Chim Sớm'
Chị tâm sự: em>'Chào một mùa sen nữa lại về. Vì chưa mua được sen Hồ Tây, nên mời cả nhà mình ngắm tạm bình quỳ trước nhé. Hứa với mọi người cuối tuần này sẽ có sen.' /em>
Hương thơm của quỳ chỉ thoang thoảng (gần như là không có mùi) chứ không ngát hương được như sen.
Sen quỳ có màu đậm và hình dáng thuôn dài hơn hoa sen.
3. Đặng Tố Nga
Ngoài cắm cho mình một bình hoa đẹp, chị Nga còn tranh thủ trổ tài làm món cơm bọc lá sen thơm lừng.
4. Dương Hải Yến Chị Yến lại có khoảng không cắm sen lạ mắt. Ở dưới đáy giếng tiểu cảnh là một bàn chông lớn để chị có thể thỏa thuê cắm hoa.
5. Mộc Lan
Là một người rất yêu sen, mùa hoa năm nào chị Lan cũng phải tranh thủ cắm cho mình thật nhiều bình hoa đẹp.
Hoa sen không chỉ đẹp một cách tao nhã mà còn là loài hoa thanh khiết, rất gần với Phật nên giúp tinh thần con người được thư thái, thả lỏng mỗi khi ngắm nhìn.
6. Ngô Phương
Hoa sen dù được cắm đơn giản hay cầu kì thì vẫn nổi bật lên trên hết bởi vẻ đẹp 'không nhiễm chút bụi trần' của mình
7. Dan Nguyen Ngoc
Chị chia sẻ kinh nghiệm cắm hoa quỳ đẹp và tươi cho khá nhiều chị em trong hội cắm hoa. Đầu tiên, khi mua quỳ về phải cắt bớt cuống. Sau đó, ngâm ngập trong xô nước 2 tiếng sau mới cắm vào bình. Lúc này, nhớ bỏ 3 viên đá vào bình lúc cắm và đêm trước khi đi ngủ lại thêm 3 viên đá nữa. Bảo đảm sáng mai những bông hoa quỳ sẽ nở tưng bừng.
Mỗi bình hoa của chị đều như một tác phẩm nghệ thuật - đẹp một cách dung dị.
8. Pha Lê Trái Tim
9. Thái Hà
Bình hoa 'hai trong một' lẫn lộn cả sen và quỳ của chị nở đều và đẹp làm sáng bừng cả một góc phòng.
10. Thuy Tran
Dù là sen hay quỳ thì đều mang trong mình một vẻ đẹp riêng. Có nhiều người mong muốn mua được một bó sen Tây Hồ thật đúng chất nhưng vẻ đẹp của quỳ cũng không hề kém cạnh.
Một bình sen đẹp làm nổi bật góc nhỏ đậm chất Á Đông của gia đình chị Thuy Tran.
11. Ha Anh
12. Hạnh Chích Bông
Có rất nhiều cách cắm một bình sen thật đẹp. Hãy xuống phố và chọn cho mình một bó hoa thanh tao mang đến không khí mát mẻ cho ngôi nhà ngay thôi!